• Uncategorized
  • Thiết bị NT40DS xử lý nước thải sinh hoạt cho cụm dân cư

Mô tả

Giới thiệu thiết bị NT40DS xử lý nước thải sinh hoạt cho cụm dân cư. Trong quá trình phát triển đô thị và các khu kinh tế ở Việt Nam xuất hiện nhiều khu chung cư cao tầng, nhiều nhà cao tầng kinh doanh thương mại và văn phòng cho thuê, nhiều khu biệt thự riêng lẻ,… ngoài ra còn có các xí nghiệp chế biến thức ăn, các xí nghiệp công nghiệp riêng lẻ, các làng nghề nằm trong các khu đô thị mà ở đó chưa có mạng lưới thu gom và xử lý nước thải tập trung do vậy các đơn vị này buộc phải có công trình xử lý nước thải riêng để xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn loại A khi thải ra môi trường. Từ nhu cầu cấp bách của thực trạng nêu trên, Công ty TNHH môi trường CNC Nam An đã nghiên cứu và chế tạo thiết bị NT40DS xử lý nước thải hợp khối mini chế tạo sẵn, kích thước của thiết bị cho phép vận chuyển được theo đường bộ, thuận lợi trong lắp đặt và đơn giản trong công tác quản lý vận hành. Thiết bị NT40DS là thiết bị xử lý nước thải sinh hoạt công suất Q= 40m3/ngđ ứng dụng công nghệ sinh học, bể Aerotank tuần hoàn bùn hoạt tính ( BHT). Thiết bị NT40DS có dạng bình hình trụ nằm ngang đường kính D=2500mm, chiều dài L= 10600mm, vỏ bình được chế tạo bằng vật liệu composite. Đối với khu vực không có mặt bằng thuận tiện để lắp đắt thiết bị đúc sẵn thì có thể xây bể nhiều ngăn dang bể hợp khối, các ngăn bể có cấu trúc phù hợp theo NT40DS. Thiết bị NT40DS được thiết kế dạng Modul để có thể lắp gép song song nhiều modul tạo ra trạm xử lý nước thải sinh hoạt có công suất lớn hơn.Trạm xử lý nước thải sinh hoạt có thể có từ 1 đến nhiều modul NT40DS tùy thuộc vào tính chất và lưu lượng nước thải đầu vào. Ngoài ra căn cứ vào điều kiện mắt bằng thực tế công ty TNHH Môi trường công nghệ cao Nam An sẽ thiết kế và xây lắp các hạng mục công trình phụ trợ một cách phù hợp như: Bể tập trung và điều hoà nước thải, dung tích V khoảng 20% công suất trạm. Nhà đặt thiết bị cấp định lượng hóa chất và đặt máy thổi gió. Bể ủ và nén bùn có thể xây gạch, bê tông hoặc vỏ composite.

Nước thải sinh hoạt và yêu cầu xử lý:

Nước thải sinh hoạt chứa các tác nhân ô nhiễm có nguồn gốc từ chất thải sinh hoạt của con người, chủ yếu chúng là các hợp chất hữu cơ (BOD, COD), các hợp chất N, P, dầu mỡ và vi khuẩn …. Đặc trưng cơ bản của nước thải sinh hoạt và tiêu chuẩn QCVN 14:2008 như sau:

Đặc trưng Đơn vị Nồng độ QCVN 14:2008

Loãng Tr. bình Đặc A B

TS mg/L 350 720 1200

TDS mg/L 250 500 850 500 1000

SS mg/L 100 220 350 50 100

BOD mg/L 110 220 400 30 50

TOC mg/L 80 160 290

COD (QC40:2011) mg/L 250 500 1000 75 150

TN mg/L 20 40 85

hữu cơ mg/L 8 15 35

NH4+ mg/L 12 25 50 5 10

NO3 mg/L 0 0 0 30 50

TP mg/L 4 8 15

P hữu cơ mg/L 1 3 5

P vô cơ mg/L 3 5 10 6 10

Cl mg/L 30 50 100

SO4 mg/L 20 30 50

Alk mgCaCO3/L 50 100 200

Dầu mỡ động thực vật mg/L 50 100 150 10 20

Tổngcoliform no/100mL 106-107 107-108 108-109 3000 5000

pH mg/L 5 – 9 5 – 9

H2S mg/L 1 4

Chất HĐBM mg/L 5 10

Chất lượng nước thải sau khi xử lý qua thiết bị NT40DS đạt loại A đối với các thông số BOD, Tổng coliform … Lựa chọn công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt cho NT40DS là công nghệ vi sinh, sử dụng kỹ thuật phổ biến nhất hiện nay là kỹ thuật bùn hoạt tính ( BHT) với phương án chế tạo bể hợp khối phân chia bằng các vách ngăn trong một bình bằng vật liệu compozit. Xem xét tổng quan về công nghệ vi sinh trong xử lí nước thải sau đây sẽ giải tích rõ sự tất yếu của lựa chọn công nghệ BHT cho thiết bị NT40DS.

Công nghệ vi sinh trong xử lý nước thải sinh hoạt: Công nghệ vi sinh có khả năng xử lý tới trên 80% nước thải công nghiệp và các nguồn thải không xác định khác, gần 100% đối với nước thải sinh hoạt, chế biến nông sản thực phẩm (Nguồn: Xing Chuan-hong, Report at 7th Inter. Sym. On SAWEP, Bangkok, 10/2008). Đây là công nghệ sinh thái nhất, nghĩa là tiêu tốn ít hóa chất, ít năng lượng nhất, ít phát thải thứ cấp nhất so với các công nghệ khác không vi sinh. Sở dĩ đạt được các ưu thế này là nhờ vào chính bản chất của các quá trình vi sinh và các kĩ thuật thực hiện.

Các quá trình vi sinh: Con người đã biết tận dụng khả năng vốn có của hệ vi sinh vật, đó là khả năng thực hiện một quá trình hai mặt, một mặt vi sinh thực hiện quá trình tăng trưởng về lượng của chúng bằng cách chuyển hóa (“ăn”) các tạp chất gây ô nhiễm có trong nước (các hợp chất hữu cơ, N, P và các nguyên tố vi lượng) tạo các cá thể vi sinh mới (sinh trưởng) dưới dạng sinh khối (bùn)-sản phẩm phụ của quá trình vi sinh, mặt khác chúng sẽ ôxi hóa các chất ô nhiễm này thành các sản phẩm trung tính (CO2, N2). Năng lượng để chúng hoạt động và phát triển được lấy từ chính năng lượng giải phóng ra trong các phản ứng chuyển hóa sinh hóa trên. Các quá trình vi sinh quan trọng nhất trong xử lí nước thải là: Các quá trình vi sinh hiếu khí bao gồm hai quá trình chính được thể hiện ở hai phương trình dưới đây: Quá trình ôxi hóa phân hủy các chất ô nhiễm hữu cơ: (4/100)C10H19NO3 + (25/100)O2 + (1/100)NH4+ + (1/100)HCO3 (16/100)CO2 + (23/100)H2O + (5/100)C5H7NO2 (pt.1)

Ở đây: C10H19NO3 là công thức nước thải sinh hoạt gần đúng, C5H7NO2 là công thức vi sinh VS gần đúng. Ta nhận thấy ở vế trái của phương trình là nhu cầu tối thiểu các chất mà vi sinh cần có để thực hiện quá trình, vế phải của phương trình là các sản phẩm CO2 + H2O không gây ô nhiễm nước và sản phẩm phụ C5H7NO2 – là bùn (sinh khối vi sinh cần phải tách loại).

Quá trình nitrat hóa (ôxi hóa) N-amôni:Nếu phản ứng hiếu khí phân hủy hữu cơ (pt.1) được thực hiện đủ sâu sẽ xảy ra quá trình tiếp theo là nitrat hóa: (11/20)NH4+ + (15/20)O2 + (4/20)CO2 + (1/20)HCO3 (10/20)NO3 + (20/20)H+ + (9/20)H2O + (1/20)C5H7NO2 (pt.2).

Ta nhận thấy sản phẩm của quá trình là N-NO3 và tất nhiên phải có sinh khối đi kèm. Điều kiện của phản ứng này là phải cấp đủ DO (ôxi hòa tan) và nguồn cácbon vô cơ (độ kiềm). Nếu xem xét kĩ hơn ta sẽ thấy (pt.2) là tổng của hai quá trình: trước tiên NH4+ sẽ được ôxi hóa thành NO2 (quá trình nitrit hóa được thực hiện bởi tập hợp các chủng Nitrosomonas), tiếp theo NO2 sẽ được ôxi hóa tiếp thành NO3 (quá trình nitrat hóa được thực hiện bởi tập hợp các chủng Nitrobacter). Để đơn giản hóa ta thể hiện hai quá trình này dưới dạng phương trình tổng (pt.2).

Trong thực tế N-Amôni được xử lí qua hai giai đoạn: Nitrat hóa (pt.2) như trên và tiếp theo phải khử Nitrat sinh ra từ (pt.2) theo (pt.3), ở đây không có ôxi nên quá trình này được gọi là quá trình thiếu khí. Quá trình thiếu khí khử nitrat bằng chất cho điện tử là hữu cơ trong nước thải:(1/5)NO3 + (0,5/50)NH4+ + (2/50)C10H19NO3 + (0,5/50)HCO3 + (1/5)H+ (8/50)CO2 + (5/50)N2 + (16,5/50)H2O + (2,5/50)C5H7NO2 (pt.3). Trong các hệ BHT ba phương trình trên là đủ khái quát quá trình xử lí nước thải đối với các thành phần hữu cơ (thể hiện qua COD và BOD5) và N (thể hiện qua N-amôni và N-nitrat). Kết quả của quá trình hiếu khí ở (pt.1) là các chất ô nhiễm hữu cơ bị phân hủy thành CO2 + H2O, giảm các thông số BOD/COD nghĩa là quá trình (pt.1) chỉ xử lí ô nhiễm hữu cơ, quá trình này chỉ được thực hiện tốt khi DO 2mg/L. Nếu tiếp tục sục khí cấp ôxi, quá trình nitrat hóa sẽ được thực hiện (pt.2), khi đó N-amôni sẽ chuyển hóa thành N-nitrit rồi thành N-nitrat. Để thực hiện phản ứng (pt.2) hệ cần được cấp đủ DO như trên và độ kiềm (HCO3-), thời gian lưu bùn và sục khí phải kéo dài. Để khử N-nitrat và ở mức độ ít hơn nhiều là N-nitrit theo quá trình-phương trình (pt.3) DO cần tiệm cận zero, vì lí do này quá trình này còn được gọi là thiếu khí (anoxic). Phản ứng sẽ sinh ra độ kiềm, tiêu thụ các hợp chất cho điện tử (các chất hữu cơ có sẵn trong nước thải hoặc bổ sung, trong một số trường hợp có thể dùng CH4, S, H2).

Tóm lại, nếu thực hiện đầy đủ các quá trình (pt.1-3) sẽ đảm bảo xử lí BOD/COD và N. Riêng chỉ tiêu P chỉ được xử lí thông qua quá trình sinh tổng hợp tế bào vi sinh, như vậy P sẽ được cố định dưới dạng sinh khối và được tách ra khỏi nước thải dưới dạng bùn dư. Trong thực tế vi sinh cũng thực hiện được quá trình này nhưng sẽ phải bổ sung ngăn yếm khí và yêu cầu vận hành (tuần hoàn bùn, nước) khá phức tạp, có hiệu quả không cao và thường phải sử dụng các tác nhân kết tủa phôtphat bổ sung.

Các quá trình đã nêu sẽ được vi sinh thực hiện hoàn hảo khi các điều kiện sống của chúng được đảm bảo, đó là các điều kiện về: pH (phải trung tính hoặc gần); không có chất độc hoặc có ở mức không nguy hiểm (các kim loại nặng, nhiều loại hóa chất); tỷ lệ các chất (tỷ lệ C:N:P) tạo nên tế bào vi sinh phù hợp, mật độ vi sinh phải đủ lớn; phải có đầy đủ các nguyên tố vi lượng; nồng độ ôxi (DO), nhiệt độ phù hợp… So với các điều kiện kể trên thì nước thải sinh hoạt đáp ứng hầu hết các yêu cầu đối với quá trình vi sinh. Ở đây nhu cầu hóa chất là tối thiểu (chỉ dùng sát trùng), chi phí cơ bản là điện năng thực hiện các công tác cấp khí và vận hành các bơm, máy khuấy, chi phí xử lí bùn … Đây là lí do chính để lí giải tại sao công nghệ vi sinh luôn là sự lựa chọn hàng đầu trong xử lý nước thải sinh hoạt. Chi phí vận hành chủ yếu là chi phí nhân công, điện năng, chi phí sát trùng và xử lí sản phẩm phụ (luôn có) là bùn, sinh khối dư phát sinh do bản chất quá trình chuyển hóa.

Công nghệ bùn hoạt tính (BHT):

Để hiện thực hóa các quá trình trên một cách hiệu quả nhất người ta đã phát minh ra hàng loạt các kĩ thuật, trong đó thuộc lâu đời nhất, hoàn chỉnh nhất về mặt lí luận và phổ biến nhất là công nghệ bùn hoạt tính .(1914). Đối với những hệ quy mô nhỏ thì bể lắng cấp 1 có thể bỏ qua. Trong công nghệ BHT cũng như các công nghệ vi sinh khác chất thải là bùn (phần lớn là sinh khối dư, Vbùn thường = 1-2% tổng thể tích nước thải).Đặc điểm chung của hệ BHT là cấu tạo hệ thống đơn giản, vận hành đơn giản, chi phí thấp, năng suất xử lí khá cao, thường đạt mức 0,5-1kgCOD/m3/ngày (ứng với 2-4 m3 nước thải/m3 bể phản ứng/ngày), để xử lí N phải bổ sung thể tích phản ứng và ngăn thiếu khí. Sinh khối sau phản ứng phải được tách ra ở bể lắng để nước ra đạt các tiêu chuẩn thải, còn bùn lắng phải được tuần hoàn trở lại bồn phản ứng để đảm bảo X = const, thời gian lưu bùn 5-15 ngày. Tuần hoàn bùn là bắt buộc, chất lượng nước ra sẽ phụ thuộc vào công tác này.Hiệu suất phát sinh bùn thứ cấp khá cao, thường ở mức 0,3-0,6 kg bùn khô (ứng với khoảng 0,03-0,06 m3 bùn 1%)/1kg COD đầu vào (ứng với khoảng 2 m3 nước thải) dẫn đến chi phí xử lí bùn lớn.

Riêng đối với những hệ có quy mô nhỏ, nhiều phương án công nghệ khác nhau được đề xuất tuy nhiên người ta thường ưu tiên kỹ thuật sục khí kéo dài với lý do lượng bùn phát sinh thấp, do có mức độ khoáng hóa cao bùn dễ lắng hơn trong khi vẫn có đầy đủ các ưu điểm của hệ BHT nói chung. Để rút ngăn thời gian thi công, các trạm xử lý nước thải thường áp dụng phương án sử dụng các hệ tiền chế dưới dạng thiết bị. Các thiết bị tiền chế có ưu điểm đã chuẩn hóa thiết kế, có thể lắp gép để tăng công suất tram khi cần thiết, rút ngắn được thời gian thi công, chi phí đầu tư giảm, chất lượng nước ra ổn định hơn. Đây chính là lý do tạo ra thiết bị NT40DS.

Cấu tạo thiết bị NT40DS: Thiết bị NT40DS là thiết bị xử lý nước thải sinh hoạt công suất Q= 40m3/ngđ ứng dụng công nghệ bùn hoạt tính ( BHT) do công ty TNHH Môi trường công nghệ cao thiết kế và chế tạo. Thiết bị NT40DS có dạng bình hình trụ nằm ngang đường kính D=2500mm, chiều dài L= 10600mm, vỏ bình được chế tạo bằng vật liệu composite. Đây là bể hợp khối, các ngăn bể được tính toán phân chia hợp lý bằng các vách ngăn composite để thực hiện hiệu quả các chức năng của nó.

Bể aerotank có chiều dài dọc bể L=6m chiếm 3 ngăn với tổng thể tích: Va = R2 x π x L = 1,25 x 1,25 x 3,1416 x 6,0 = 29,45 m3.

Bể lắng lamen có chiều dài doc theo bình Ll=2,0m chiếm 1 ngăn diện tích lắng Sl= 2m x 1,6m = 3,2 m2. Bể khử trùng có chiều dài doc theo bình Ll=2,0m chiếm 1 ngăn với thể tích: Vc= R2 x π x L = 1,25 x 1,25 x 3,1416 x 6,0 = 9,8 m3.Máy thổi khí trong NT40DS là máy thổi khí Hàn Quốc công suất thổi khí Q= 48m3/h, áp đẩy P= 4,0m. Các công trình phụ trợ là nhà đạt thiết bị để bố trí tủ điện, máy thổi gió, bình khuấy trộn Clorin, bình chứa dung dịch Clo và bơm định lượng cấp dung dịch clo khử trùng nước thải sau lắng, Bể ủ bùn và nén bùn thể tích WxLxH= 2m x 3m x 3m = 18 m3. Bể xây chìm chia làm 2 ngăn.

Nguyên lý hoạt đông của thiết bị NT40DS: Nước thải được thu gom về các hố ga nhỏ sau đó theo ống dẫn riêng về hố ga trung tâm. Từ hố ga trung tâm nước thải qua lưới chặn rác inox mắt 5x5mm chảy vào ống nhựa pvc D100 dẫn vào cột thiếp nhận đường kính D= 400 đặt đứng phía đầu vào ngăn bể Aerotank của thiết bị NT- 40DS. Phía trên cột tiếp nhận D400 có 2 đường cấp nước vào, một đường là nước thải sinh hoạt D100 cấp vào, một đường là đường bùn hoạt tính hồi lưu đường ống D100, lưu lượng bùn hồi lưu được hiệu chỉnh bằng van bố trí trên đường dẫn bùn hồi lưu. Nước thải sinh hoạt ngay khi cấp vào lập tức được hòa trộn với bùn hoạt tính sau đó được dẫn xuống đáy cột tiếp nhận và chảy vào ngăn bể Aerotank. Tại bể Aeroten, không khí sẽ được cấp vào đáy bể ở độ sâu 2,1 m so với mức nước hoạt động. Các vi khuẩn hiếu khí hoạt động trong bể aeroten phân huỷ toàn bộ các hữu cơ trong nước hạ tới mức độ cho phép với BOD < 30 mg/l. Nước từ bể aeroten tự chảy sang bể lắng lamen để loại bỏ các cặn lơ lửng. Trong bể lamen các bông cặn lắng xuống dưới đáy, được thu gom và được bơm sang bể ủ bùn hoặc quay trở lại bổ sung bùn hoạt tính cho bể aeroten, nước trong sau lắng được thu bằng hệ thống ống đục lỗ phía trên lớp lắng lamen tự chảy vào ngăn bể khử trùng. Trong ngăn bể khử trùng, nước thải được cấp và trộn đều với dung dịch Clo khử trùng với hàm lượng 3g/ m3 khi đi qua ống trộn, sau đó được lưu trong bể khử trùng 30 phút để đảm bảo hiệu quả diệt vi khuẩn. Nước từ bể khử trùng nước tự chảy vào hố ga thu nước sau xử lý. Nước trong hố ga này đạt tiêu chuẩn nước thải loại A theo QCVN 14:2008 được phép thải xuống hồ theo ống thoát D100.

Tính thể tích bể aerotank: Thể tích của bể aerotank như sau :

V= (Y.Q. θc. (So – S))/( X.(1+ kd. Θc))

Trong đó: θ c – tuổi bùn: θc = 10 ngày, Q – công suất nước thải tính theo m3/ngày: Q= 40 m3/d, X – mật độ sinh khối: X = 2500 g/m3 ÷ 3500 g/m3, Y – hiệu suất tạo sinh khối: Y = 0,65 ÷ 0,5 g/g ( g.sinh khối/g.BOD), S0 – nồng độ BOD nước thải vào: S0= 150 ÷ 450 mg/l, S – nồng độ BOD nước thải sau xử lý: S = 30 mgO2/lít = 30 mg/l, Kd – hằng số phân huỷ nội sinh: Kd = 0,03 ÷ 0,07 d-1, Thể tích V của bể aertank phụ thuộc nhiều vào mức ô nhiểm hữu cơ của nước thải đầu vào. Nếu chọn mức trung bình để tính toán Si= 350, Kd=0,06, X=3000, Y=0,6 thì:

V= [( 0,6 x 40 x 10 x ( 350 – 30)]: [3000 x ( 1 + 0,06 x 10)]= 16 m3

Thiết bị NT- 40DS đường kính D=2,5 m chia làm 5 ngăn, chiều dài l= 6,0 m, thể tích thực tế Vtt của bể là: Vtt= R2 x π x L = 29,45 m3 30 m3, Thể tích này đáp ứng yêu cầu, ngay với nước thải có nồng độ BOD cao. Lối vào bể hiếu khí có cột tiếp nhận hình trụ đứng đường kính D= 400mm. Cột có 2 đường ống cấp vào, với một đường ống D100 cấp nước thải vào và một đường ống đường kính D100 cấp bùn hoạt tính hồi lưu. Bùn hoạt tính thu từ đáy bể lắng lamen bằng ống đẩy bùn (bơm airlift ). ống đẩy bùn hoạt động bằng khí cấp từ dàn sục khí, lưu lượng bùn hồi lưu được hiệu chỉnh bằng van bố trí trên đường dẫn bùn hồi lưu. Để tự động dẫn bùn dư về bể ủ và nén bùn, thiết bị NT40DS có thiết kế cột tiếp nhận bùn từ bơm airlift, đường kính D=600mm, chiều cao H=800mm gắn phía trên bể hợp khối. Khi lượng bùn bơm lên cột vượt quá lượng bùn hồi lưu thì bùn trong cột sẽ dâng lên tới cốt ngưỡng đặt trước và tràn vào ống thu hồi bùn dư, chảy xuống bể ủ bùn. Tính toán máy thổi khí: Qkhí = Qx(Si-So)/δ.α.Ω = 28 m3/h. Trong đó: Si chọn giá trị trung bình, Si – So = 350 g/m3, Q – là lưu lượng nước thải trong thời gian bể hoạt động ( m3/h), Q= 1,67 m3/h, Ω – là khối lượng riêng của không khí ở điều kiện thường: Ω = 1290 g/m3, α – là hàm lượng oxy trong không khí: α = 20% , ỏ – là hiệu suất hòa tan của oxy vào nước khi sử dụng đĩa khí: ỏ = 8%. Chọn máy thổi khí sao cho công suất khí cấp vào đạt lưu lượng Qk = Qkhí + Qbơm Trong đó Qbơm = 3,0 m3/h là lượng khí trích vào ống hồi lưu bùn (bơm airlift ). Thiết bị NT40DS dùng máy thổi khí Hàn Quốc công suất cấp khí Q= 800 lít/phút = 48 m3/h , áp suất đẩy P= 4m, công suất môtơ N= 2HP.

Tính ngăn lắng Lamen: Tấm Lamen PE có chiều cao tấm 1,0 m tương ứng chiều cao lọc H = 0,86m. Chiều sâu của rãnh Lamen d= 17 mm, như vậy khoảng cách giữa 2 tấm lamen W= 17 x2 = 34 mm=0,034m. Vận tốc lắng của bông cặn: U¬0 = 0.05 mm/s Diện tích của bể lắng Lamen được tính theo công thức: F= ( Q: Uo) x ( W: (H cosα + W Cos2α)). Trong đó: Q = 2,5 m3/h, W = 34 mm = 0.034 m ( đường kính lỗ tấm lamen), H = 0,86 m ( chiều cao khối lamen sau khi xếp nghiêng 60 độ ), α = 60 độ ( góc xếp tấm lamen) cosα = 0.5. Thay giá trị các thông số ta có: F= 1 m2.

Tính toán bể ủ bùn thải: Lượng bùn thải G tạo ra hàng ngày gồm có 2 thành phần là hữu cơ và vô cơ . Căn cứ vào các công trình hoạt đông thực tế người ta đã đưa ra hệ số tính lượng bùn sản ra theo nồng độ COD của nước thải sinh hoạt Gbùn = K(COD) Kg/ngày. Hệ số k = 0,5 ÷ 0,8 đối với bể aertank bình thường không có bể lắng đợt 1. Tính theo tiêu chuẩn ngành Việt Nam, tổng lượng bùn thải Gbùn thu được trong ngày đối với Aerotank làm thoáng kéo dài tính như sau: Gbùn = 0,7 (SS) + 0,3 BOD5. Trong đó: SS – là hàm lượng cặn (Kg/ngày). Chọn giá trị trung bình SS= 0,2x Q= 8,0 Kg/ngày. BOD5 – là hàm lượng BOD5 (Kg/ngày). Chọn giá trị trung bình BOD5= 0,35 x Q =.14 Kg/ngày. Gbùn = 0,7 x 8 + 0,3 x 14 = 5,6 + 4,2 = 9,8 Kg/ngày. Trong bể ủ bùn cặn được nén đạt tới nồng độ Ω = 20%. Để cho thời gian ủ Tb= 180 ngày ( 6 tháng) thì cần có bể ủ bùn có thể tích: V= 9m3. Chọn xây dựng bể ủ có thể tích 18 m3 là tối ưu, chia làm 2 ngăn, phía trên mỗi ngăn đều bố trí phếu để thu nước cho hồi lại bể điều hòa. Sau thời gian ủ, bùn có thể hút lên phơi để dùng làm phân vi sinh.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Thiết bị NT40DS xử lý nước thải sinh hoạt cho cụm dân cư”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll
024 6660 5451
0904578436